Tại Cuộc thi Sáng tạo Khoa học-Kỹ thuật tỉnh Phú Yên dành cho học sinh Trung học lần thứ 8 năm học 2020-2021, học sinh Trần Chánh Tín (2006) học lớp 9C và Trương Tú Quyên (2007) học lớp 8A trường THCS Hoàng Hoa Thám (xã Hòa Tân Đông, TX. Đông Hòa-Phú Yên) đã “trình làng” mô hình Phòng học tiện ích cho học sinh khuyết tật, được Hội đồng giám khảo đánh giá cao.
Học sinh Trương Tú Quyên và Trần Chánh Tín bên sản phẩm sáng tạo của mình
Tuy mô hình đạt giải Khuyến khích nhưng là niềm vui lần đầu của hai học sinh ( Chánh Tín-Tú Quyên) sau hơn 2 tháng nỗ lực nghiên cứu sáng tạo…đặc biệt hơn là sự hướng dẫn của thầy giáo Huỳnh Phi Hạt (46 tuổi), không phải là giáo viên chuyên dạy Vật lý mà là dạy môn tiếng Anh ở trường.
Chạnh lòng với người khuyết tật
Học sinh Trương Tú Quyên, chia sẻ: “Lớp học chúng em có một số bạn vì thiếu may mắn,bị khuyết tật bẩm sinh , nên các hoạt động đi lại khó khăn, thao tác đóng, mở thiết bị điện và sử dụng một số đồ dùng ở lớp học là điều khá vất vả”; “ Thi thoảng chúng em bắt gặp vẻ đượm buồn trên gương mặt các bạn. Những buổi tan học, mọi người ra vềthì các bạn ấy ở lại chờ người thân đến đón. Một suy nghĩ nảy sinh trong em là mình có thể làm được gì để giúp bạn bớt vất vảtrong việc học tập. Từ đó em và bạn Tú Quyên phát thảo ý tưởng sơ đồ mô hình “Phòng học tiện ích cho học sinh khuyết tật” Chánh Tín, chia sẻ thêm.
“Với mô hình: Phòng học tiện ích cho học sinh khuyết tậtđạt được các yêu cầu đề rathì giúp cho những bạn học sinh khuyết tật không phải thực hiện nhiều thao tác điều khiển thiết bị, dụng cụ trong lớp học như: quạt điện, các bóng đèn, quạt hơi nước, hộp đựng giấy vụn …và hệ thống tự động báo cháy để đảm bảo an toàn cho người và tài sản” học sinh Trần Chánh Tín cho hay về ý tưởng của các em.
Một lý do đặc biệt thôi thúc cho ý tưởng của 2 học sinh (Tín và Quyên) là trong giờ giải lao tiết học Ngoại ngữ (Anh văn) của thầy giáo Huỳnh Phi Hạt, 2 em trải lòng trước sự khó khăn của các bạn học sinh khuyết tật ở lớp, ở trường mình và muốn sáng tạo một mô hình phòng học tiện ích nhất để phục vụ cho các bạn có hoàn cảnh ấy…thầy Hạt đồng ý sẽ hướng dẫn thêm cho Tín và Quyên với khả năng hiểu biết về chuyên môn kỹ thuật vật lý…
Từ khi có ý tưởng và được sự ủng hộ hướng dẫn của thầy Huỳnh Phi Hạt, 2 em đã mạnh dạn đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường và được Ban giám hiệu đồng ý. Bắt đầu từ tháng 10/2020, ba thầy trò đã bắt đầu thực hiện “dự án” của mình.
Trần Chánh Tín cho hay : Quá trình thực hiện mô hình của 2 em và thầy giáo gặp rất nhiều khó khăn, ngoài việc tài liệu hạn chế các em còn thiếu thốn linh kiện. Nhiều lúc không có linh kiện, các em phải đặt trên mạng và chờ đợi cả tuần tiếp tục thực hiện.
Khó khăn không kể hết nhưng thầy giáo hướng dẫn Huỳnh Phi Hạt luôn nhiệt tình sát cánh, Ban giám hiệu nhà trường và gia đình ủng hộ động viên đã tạo thêm động lực cho chúng em. Đặc biệt là khi có ý tưởng, chúng em tự hứa không bao giờ được bỏ cuộc” – Chánh Tín nói về quyết tâm của các em.
Thỏa lòng ao ước
Qúa trình thực hiện mô hình cũng trải qua nhiều lần thất bại phải“ lắp vào –Tháo ra” nhưng với sự nỗ lực của Tín và Quyên, cùng với sự giúp đỡ hướng dẫn của thầy giáoHạt , sau 2 tháng, mô hình“Phòng học tiện ích cho học sinh khuyết tật” cũng hoàn thành với cấu tạo và hoạt động cơ bản như sau:
Bộ chuyển đổi nguồn điện: Đổi nguồn điện xoay chiều thành một chiều và làm hạ áp từ 220V còn 12V. Lắp Bộ điều khiển có 2 hộp (Hộp 1: 04 cảm biến ánh sáng và 01 cảm biến nhiệt độ.Hộp 2:Bộ cảm biến khói; 01 cảm biến nhiệt độ và Điện thoại gọi báo)
Bộ đèn chiếu sáng trong phòng họcKhi phòng học hơi tối; nhờ cảm biến 1 điều khiển, bộ đèn 1 bật sáng.Khi phòng học tối; cảm biến 2 điều khiển, bộ đèn 2 bật sáng (cùng với bộ đèn 1 đã sáng trước đó). Khi phòng học rất tối; cảm biến 3 điều khiển, bộ đèn 3 bật sáng (cùng với bộ đèn 1 và bộ đèn 2 đã sáng trước đó).
Bộ quạt trần nhờ cảm biến nhiệt độ điều khiển bật, tắt quạt ở mức nhiệt độ được cài sẵn theo ý muốn. Quạt hơi nước quạt gió hút không khí bên ngoài qua tấm làm mát, thổi vào phòng học (không khí đã được làm mát khi đi qua tấm làm mát). Đồng hồ hẹn giờ:Để cài đặt thời gian hoạt động của các thiết bị.
Đèn bảo vệLắp ở hành lang, khi trời tối (ban đêm), cảm biến điều khiển đèn bật sáng và khi trời sáng (ban ngày), cảm biến điều khiển tắt đèn (độ nhạy của cảm biến ta điều chỉnh được).
Mạch điện báo cháy: Mạch hoạt động nhờ 01 cảm biến khói điều khiển , khi xuất hiện khói (do cháy, nổ, …) đèn báo cháy bật sáng, chuông kêu (còi hú). Loa phát thanh hướng dẫn học sinh thoát hiểm (âm thanh được thu, cài sẵn). Các đồ dùng khác trong phòng học Lắp bánh xe có khóa đóng mở vào chân bàn học để tiện khi di chuyển…Ngoài ra lắp một hộp đựng có nắp tự động đóng mở nhờ một cảm biến hồng ngoại điều khiển để bỏ giấy vụn
Chánh Tín và Tú Quyên đồng chia sẻ “Lần đầu tiên sau khi hoàn thành mô hình và được giải thưởng tuy không cao nhưng chúng em đã mừng rơi nước mắt. Đó không chỉ là thành công trong việc sáng tạo ra mô hình, mà chúng em đã thỏa lòng ước mơ mong muốn giúp đỡ học sinh khuyết tật đã dần trở thành hiện thực”.
Thầy giáo Trần Văn Phạm- Hiệu trưởng trường THCS Hoàng Hoa Thám, tâm sự: “Phòng học tiện ích cho học sinh khuyết tật” là sản phẩm xuất phát từ thực tiễn đời sống. Sau những kết quả đạt được, Ban giám hiệu sẽ tạo điều kiện đẻ thầy Htạ và 2 trò tiếp tục hoàn thiện hơn nữa các tính năng ưu việt của mô hình để tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh, Thiếu niên-Nhi đồng tỉnh Phú Yên lần thứ 6 (2020-2021). Theo đó chúng tôi rất mong muốn được sự hỗ trợhoặc ký kết với các công ty để phát triển và nhân rộng mô hình đi vào thực tiễn giúp những người khuyết tật giảm bớt khó khăn./.