g 12 m.
CHÚ THÍCH:
1. Khi tỉ lệ cạnh kín và cạnh lớn hơn 3 thì phần nhà đối diện với cạnh hở phải thiết kế lỗ cửa có
chiều rộng không nhỏ hơn 4 m và chiều cao không nhỏ hơn 4,5 m.
2. Ở những vùng có gió nóng và khô thì cạnh hở của sân phải bố trí cuối hướng gió. Nếu bố trí
theo hướng ngược lại phải xây tường chắn trước cạnh hở của sân.
3.2.11. Sân trong kín phải bảo đảm các yêu cầu sau :
a) Chiều rộng của sân không nhỏ hơn chiều cao ngôi nhà cao nhất tạo thành sân nhưng không
nhỏ hơn 18 m.
b) Các cửa đi phải có chiều rộng không nhỏ hơn 4 m và chiều cao theo tính toán.
3.2.12. Những công trình về năng lượng, thông gió đứng riêng biệt được phép bố trí trong sân
không khép kín nhưng khoảng cách từ công trình đến nhà phải phù hợp với các điều kiện tạo
thành sân không khép kín như quy định tại 3.2.10 của tiêu chuẩn này.
3.2.13. Các bể phun mù phải có chiều dài vuông góc với hướng gió chủ đạo về mùa hè.
3.2.14. Các trục định vị của các ngôi nhà cùng kiểu, đứng đối diện nhau phải đặt trùng trên các
đường thẳng.
3.2.15. Khoảng cách nhỏ nhất giữa nhà, công trình đến các kho lộ thiên cấp phát vật liệu cũng
như khoảng cách giữa các kho tuân theo quy định trong TCVN 2622 : 1995.
3.2.16. Khoảng cách nhỏ nhất từ tháp chứa khí đốt (hoặc bể chứa khí lỏng) đến nhà và công
trình được quy định trong Bảng 1.
Bảng 1- Khoảng cách từ tháp chứa khí đốt (hoặc bể chứa khí lỏng) đến nhà và công trình
Kích thước tính bằng mét
Nhà và công trình Khoảng cách đến tháp chứa khí
Kiểu pitông
Có thể tích không
đổi và có bể chứa
nước
1. Nhà công cộng 150 100
2. Kho than đá có sức chứa 10 000 đến 100 000 t 18 15
3. Kho than bùn sức chứa dưới 10 000 t 30 24
4. Kho vật liệu gỗ củi có sức chứa:
– 1 000 m3
đến dưới 10 000 m3
– Dưới 1 000 m3
48
36
42
30
5. Kho vật liệu cháy mùn cưa vỏ bào:
– 1 000 m3 đến 5 000 m3
– Dưới 1 000 m3
48
36
42
30
6. Kho nhiên liệu lỏng dễ cháy có sức chứa:
– Từ 1 000 m3
đến 2 000 m3
– Từ 500 m3
đến 1 000 m3
– Dưới 500 m3
42
36
30
36
30
24
7. Kho nhiên liệu lỏng có sức chứa:
– Từ 5 000 m3
đến 10 000 m3
– Từ 2 500 m3
đến 5 000 m3
– Dưới 2 500 m3
42
36
30
36
30
24
8. Các nhà sản xuất và phụ trợ của xí nghiệp công
nghiệp:
– Bậc chịu lửa I, II
– Bậc chịu lửa III, IV, V
30
36
24
30
9. Các nhà và công trình phục vụ cho công trình chứa khí 21 15
10. Lò công nghiệp và thiết bị có ngọn lửa lộ thiên 100 100
11. Ống khói Bằng chiều cao ống khói
12. Các mạng điện 1,5 chiều cao cột điện
CHÚ THÍCH:
1. Khoảng cách quy định trong Bảng 1 là đối với các cụm tháp chứa khí hoặc tháp đứng độc lập
có dung tích lớn hơn 1 000 m3
. Còn đối với cụm tháp khác hoặc tháp chứa khí đứng độc lập mà
tổng dung tích nhỏ hơn 1 000m3
thì khoảng cách ghi trong Bảng 1 cho phép giảm theo hệ số sau:
– 0.7 đối với tháp có dung tích từ 250 m3
đến 1 000 m3
;
– 0,5 đối với tháp có dung tích nhỏ hơn 250 m3
.
2. Đối với kho chứa nhiên liệu lỏng và chất lỏng dễ cháy đặt ở dưới mặt đất thì khoảng cách nêu
tại mục 7 của Bảng 1 được giảm 50 %.
3. Khoảng cách đến các tháp chứa ô xy cho phép giảm 50 % khoảng cách đến các tháp chứa khí
cháy lấy theo TCVN 2622 : 1995.
4. Dung tích của tháp chứa khí phải tính theo thể tích hình học.
3.2.17. Cho phép bố trí các kho lộ thiên chứa vật liệu không cháy trong khu vực giữa các tháp
chứa khí, giữa các nhà và công trình.
3.2.18. Khoảng cách giữa các nhà và công trình làm nguội nước quy định trong Bảng 2.
Bảng 2- Khoảng cách giữa nhà và công trình làm nguội nước
Kích thước tính bằng mét
Nhà công trình
Khoảng cách cho phép
Bể phun
nước
Tháp làm
nguội
Các đơn
nguyên tháp
làm nguội có
quạt đặt trên
mặt đất
Các đơn
nguyên tháp
làm nguội có
quạt đặt trên
mái
1. Các bể phun nước (phun mù) – 30 30 –
2. Tháp làm nguội 30 0,5 đường kính tháp ở độ cao cửa sổ nhưng
không nhỏ hơn 18
3. Đơn nguyên tháp làm nguội có
quạt đặt tại mặt đất
30 15 9 – 24 –
4. Đơn nguyên tháp làm nguội có
quạt đặt trên mái nhà
– – – 12
5. Trạm biến thế ngoài trời và đường
dây tải điện
80 30 42 42
6. Các kho hở cấp phát vật liệu đặt
trên mặt đất, không nhỏ hơn
60 21 24 15
7. Các mạng lưới kỹ thuật nằm trên
mặt đất và trên không hàng rào bảo
vệ
9 9 9 9
8. Trục tim đường sắt nằm ngoài nhà
máy
80 42 60 21
9. Trục tim đường sắt thuộc nội bộ
nhà máy
30 12 12 9
10. Mép đường ô tô công cộng ngoài
nhà máy
60 21 39 9
11. Mép đường ô tô nội bộ nhà máy,
đường nhánh vào nhà máy.
21 9 9 9
CHÚ THÍCH:
1. Đối với mục 3 ở Bảng trên: khi diện tích của đơn nguyên tháp nhỏ hơn 20 m2
thì khoảng cách
lấy là 9 m;
– Từ 20 m2
đến 100 m2
: khoảng cách lấy là 15 m;
– Từ 100 m2
đến 200 m2
: khoảng cách lấy là 21 m;
– Trên 200 m2
: khoảng cách lấy là 24 m.
Đối với mục 9 ở Bảng trên: khi sử dụng sức kéo bằng đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước và có
các kết cấu ngăn cháy của công trình tháp thì khoảng cách lấy là 21 m.
2. Các kích thước trong Bảng từ mục 1 đến mục 4 được tính là kích thước thông thủy giữa
những tháp độc lập và những bể phun nước được bố trí trong cùng một hàng.
Trường hợp bố trí nhiều tháp làm nguội có diện tích khác nhau thì khoảng cách giữa những tháp
đó được lấy theo tháp nào có diện tích lớn nhất.
3. Khoảng cách giữa các tháp làm nguội có một quạt xác định theo điều kiện bố trí các công trình
kỹ thuật nhưng không lớn hơn 15 m.
Khoảng cách từ tháp làm nguội có một quạt đến nhà và công trình lấy như đối với các tháp làm
nguội không có quạt.
4. Đối với các tháp làm nguội, các khoảng cách trong Bảng quy định cho những dãy tháp có diện
tích nhỏ hơn 3 000 m2
. Còn đối với loại có diện tích lớn hơn thì khoảng cách phải lấy phù hợp với
các yêu cầu cần thiết.
5. Khoảng cách giữa các tháp trong một dãy lấy như sau:
– Loại tháp không có quạt: lấy bằng 0,4 đường kính ở chân tháp nhưng không nhỏ hơn 12 m.
– Loại blốc đơn nguyên các tháp làm nguội có quạt đặt trên mặt đất và trên mái nhà: lấy bằng 3
m.
– Loại tháp có quạt: lấy bằng hai lần chiều cao của cửa lấy không khí nhưng không nhỏ hơn 3 m.
6. Đối với các xí nghiệp sửa chữa và cải tạo thì khoảng cách giữa các thiết bị làm nguội và giữa
các thiết bị với nhà và công trình cho phép giảm nhưng không giảm nhiều hơn 28 %. Khoảng
cách giữa các thiết bị làm nguội nước với đường ô tô và hệ thống kỹ thuật nằm trên mặt đất hoặc
trên các giá phục vụ cho các thiết bị này không quy định.
3.3. Cổng, mạng lưới giao thông
3.3.1. Tổng mặt bằng xí nghiệp phải bố trí hai cổng: một cổng chính và một cổng phụ. Cổng xí
nghiệp phải bố trí ở lối ra vào chính của công nhân.
3.3.2. Chiều rộng của cổng có ô tô ra vào xí nghiệp phải lấy bằng chiều rộng lớn nhất của ô tô
cộng thêm 1,5 m nhưng không được nhỏ hơn 4,5 m. Nếu cổng có đường sắt chạy qua thì chiều
rộng không được nhỏ hơn 4,5 m.
3.3.3. Diện tích sân bãi trước các lối ra vào nhà sinh hoạt, nhà hành chính phải tính toán với tiêu
chuẩn : không lớn hơn 0,15 m2
/ người cho ca đông nhất.
3.3.4. Bố trí các đường giao thông, vỉa hè, các công trình kỹ thuật đặt ngầm hoặc đặt trên mặt
đất, các dải cây xanh nằm trong khoảng cách giữa nhà và công trình phải bảo đảm tổng khoảng
cách giữa chúng nhỏ hơn khoảng cách giữa nhà và công trình được quy định trong tiêu chuẩn
này.
3.3.5. Đường sắt dẫn vào nhà phải thiết kế là nhánh cụt. Cho phép bố trí đường sắt đi qua phân
xưởng trong trường hợp đặc biệt nhưng phải phù hợp với yêu cầu công nghệ nêu trong báo cáo
đầu tư xây dựng công trình.
3.3.6. Khi đưa đường sắt vào nhà, trước cửa phải bố trí một khoảng trống có chiều dài không
nhỏ hơn chiều dài một toa tàu.
Trường hợp sửa chữa và cải tạo cho phép không bố trí khoảng trống đó.
3.3.7. Khoảng cách từ trục tim của đường sắt đến nhà và công trình quy định như sau:
a) Nhà : được quy định trong Bảng 3.
b) Kho chứa gỗ, sức chứa nhỏ hơn 10 000 m3
: 5,0 m.
c) Các công trình khác lấy theo giới hạn tiếp giáp kiến trúc theo quy định có liên quan.
CHÚ THÍCH:
1. Hàng rào của xí nghiệp hoặc khu đất cần được bảo vệ phải bố trí cách trục tim đường sắt một
khoảng nhỏ nhất là 5 m (khoảng cách tính từ mép ngoài của hàng rào).
2. Trên các đoạn đường sắt trong nhà máy nên sử dụng loại toa tàu có kích thước đặc biệt hoặc
vận chuyển loại hàng có kích thước lớn thì giới hạn tiếp giáp kiến trúc phải lấy theo kích thước
toa tàu hoặc kích thước được chuyên chở.
3.3.8. Bố trí đường ô tô trong xí nghiệp phải căn cứ vào nhu cầu, khối lượng cần chuyển hóa,
nguyên vật liệu và số lượng công nhân khi nhà máy hoàn chỉnh đi vào sản xuất cũng như nhu
cầu trong thời gian xây dựng.
3.3.9. Cho phép xây dựng đường ô tô tạm trong những trường hợp đặc biệt và phải có luận
chứng kinh tế kỹ thuật.
3.3.10. Khi thiết kế đường cụt, ở cuối đường phải tổ chức điểm quay xe theo quy định có liên
quan.
Bảng 3- Khoảng cách từ tim đường sắt đến nhà
Kích thước tính bằng mét
Nhà
Khổ đường sắt
1 435 1 000 750
1. Cạnh nhà có cửa đi 6,0 6,0 5
2. Cạnh nhà không có cửa đi 3,1 3,1 2
3. Cạnh nhà có cửa đi và có bố trí hàng rào (chiều dài
lớn hơn 10 m) ngăn giữa cửa đi và đường sắt
4,1 4,1 3,5
CHÚ THÍCH: Khoảng cách đến nhà tính từ mép ngoài của tường hoặc các phần nhô ra trụ cầu
thang, tiền sảnh, mái đua.
3.3.11. Khoảng cách đến nhà và công trình lấy không nhỏ hơn các trị số quy định trong Bảng 4.
3.3.12. Kích thước của đường ô tô nằm trong đường hầm hoặc dưới các đường ống dẫn, cầu
cạn, hành lang băng tải quy định như sau:
a) Chiều rộng bằng chiều rộng ô tô cộng thêm 1,0 m.
b) Chiều cao không nhỏ hơn 5,0 m. Khi tính toán phải xét đến kích thước của xe và của hàng
hóa được chuyên chở.
Bảng 4- Khoảng cách đến nhà và công trình
Kích thước tính bằng mét
Nhà và công trình Khoảng cách
1. Nhà không có lối vào cho xe ô tô:
a) Khi chiều dài nhỏ hơn 20 m 1,5
b) Khi chiều dài lớn hơn 20 m 3,0
2. Nhà có lối vào cho xe ô tô hai cầu và xe xếp dỡ hàng chạy điện 8,8
3. Nhà có lối vào cho xe ô tô ba cầu 12,0
4. Đường sắt:
a) Khổ 1 435; 1 000 3,75
b) Khổ 750 3,0
5. Hàng rào bảo vệ khu đất xí nghiệp 1,5
6. Hàng rào của các phần được bảo vệ trong khu đất của xí nghiệp 5,0
7. Trụ đỡ đường ống và cầu cạn 0,5
CHÚ THÍCH: Các khoảng cách trong Bảng được tính từ:
– Mép ngoài của tường đối với nhà;
– Trục tim đối với đường sắt;
– Mép ngoài đối với các trục đỡ.
3.3.13. Đường cho xe chữa cháy tuân theo quy định trong TCVN 2622 : 1995.
3.3.14. Nếu sử dụng đường hành lang, cáp treo để vận chuyển hàng hóa thì khoảng cách tính từ
thiết bị vận chuyển đến nhà và công trình quy định trong Bảng 5.
Bảng 5- Khoảng cách từ thiết bị vận chuyển đến nhà và công trình
Kích thước tính bằng mét
Nhà và công trình Khoảng cách
1. Các phần nhô ra của nhà và công trình và cây
xanh (mép ngoài của cây nghiêng)
Không nhỏ hơn 1
2. Mặt đất nơi không xây dựng Không nhỏ hơn 4,5
3. Đỉnh ray đường sắt Lấy theo tiêu chuẩn thiết kế đường sắt
4. Mặt đường ô tô Không nhỏ hơn 5
5. Mặt sông và kênh có tàu thuyền qua lại Không nhỏ hơn chiều cao tĩnh không của cầu
đặt trên sông và kênh đó
3.3.15. Tại những điểm giao nhau giữa đường đi bộ và đường sắt hoặc đường ô tô (trừ các
tuyến đường phục vụ xây lắp) có mật độ người qua lại không nhỏ hơn 300 người/h phải bố trí
cầu cạn hoặc hầm đường bộ.
3.3.16. Điểm giao nhau giữa các tuyến đường vận chuyển nguyên liệu đặc biệt hoặc đường ô tô
(không kể đường cho xây lắp) phải bố trí ở cao độ khác nhau và đường vận chuyển các vật liệu
đặc biệt phải bố trí ở cao độ thấp hơn.
3.3.17. Khi có nhiều nhánh đường ô tô cắt qua đường sắt ở vùng cao độ thì khoảng cách giữa
các đường ô tô phải lấy lớn hơn chiều dài đoàn tàu.
3.4. Quy hoạch san nền
3.4.1. Quy hoạch san nền cần bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Khả năng bảo vệ địa hình tự nhiên;
b) Khi thi công xây dựng không cho phép để cho nước chảy trực tiếp vào địa hình thấp hơn;
c) Đường hào thoát nước trên đồi phải cách giới hạn khu đất trồng ít nhất là 5,0 m.
3.4.2. Cho phép quy hoạch san nền toàn bộ khu đất, khi mật độ xây dựng lớn hơn 25 % hoặc
trên mặt bằng xí nghiệp bố trí dày đặc các tuyến đường và mạng lưới kỹ thuật.
Các trường hợp khác cần áp dụng quy hoạch san nền cục bộ khu đất trong phạm vi đặt nhà và
công trình.
CHÚ THÍCH: San nền cục bộ cần áp dụng những vùng sụt lở, đồi núi hoặc nơi có điều kiện địa
chất thủy văn không thuận lợi để bảo vệ đất trồng, cây trồng quý
3.4.3. Độ dốc san nền lấy như sau:
– Đối với đất sét: từ 0,003 đến 0,005;
– Đối với đất cát: 0,03;
– Đối với đất dễ bị xói lở (đất hoàng thổ, cát mịn hạt nhỏ): 0,01.
3.4.4. Cao độ mặt nền hoàn thiện tầng một phải cao hơn cao độ quy hoạch mặt đất tiếp xúc với
nhà nhỏ nhất là 0,15 m.
3.4.5. Sàn của các phòng nằm dưới mặt đất phải lấy cao hơn mực nước ngầm nhỏ nhất là 0,5
m.
3.4.6. Trường hợp cần bố trí các phòng trên với cao độ thấp hơn mực nước ngầm phải có biện
pháp chống thấm hoặc giảm mực nước ngầm và phải tính đến khả năng nước ngầm dâng cao
trong thời gian vận hành xí nghiệp.
3.5. Công tác hoàn thiện
3.5.1. Vỉa hè (hè đường) trong xí nghiệp phải bố trí như sau:
a) Nằm sát tường nhà khi tổ chức thoát nước mưa trên mái theo đường ống. Trong những
trường hợp này chiều rộng của vỉa hè phải tăng thêm 0,5 m so với tính toán.
b) Cách mép tường nhà không nhỏ hơn 1,5 m nếu không tổ chức thu nước trên mái.
c) Cách mép đường ô tô không nhỏ hơn 2,0 m.
d) Cách tim đường sắt gần nhất không nhỏ hơn 3,75 m. Trường hợp đặc biệt cho phép lấy nhỏ
hơn giới hạn tiếp giáp kiến trúc của đường sắt và phải có lan can bảo vệ.
CHÚ THÍCH:
1. Chỉ cho phép bố trí vỉa hè sát với mép đường ô tô trong trường hợp quy hoạch cải tạo.
2. Lối vào cho người đi bộ cho phép bố trí dọc theo đường ô tô nhưng phải ngăn cách rõ đường
ô tô bằng thảm cỏ có chiều rộng nhỏ nhất là 1,0 m và phải có lan can bảo vệ.
3.5.2. Chiều rộng của vỉa hè lấy bằng bội số của dải đi bộ 0,75 m nhưng không được nhỏ hơn
1,5 m. Số lượng dải giao thông trên vỉa hè được xác định bằng số công nhân làm việc trong ca
đông nhất của một nhà xưởng (hoặc một nhóm nhà xưởng) sử dụng lối đi đó.
CHÚ THÍCH:
1. Số người được tính cho một dải giao thông là 750.
2. Khi trong phạm vi vỉa hè và đường đi bộ bố trí cột điện chiếu sáng, trụ đỡ đường dây dẫn, cây
ven đường v.v… thì chiều rộng của vỉa hè tăng thêm 0,5 m đến 1,2 m.
3. Khi số người đi bộ dưới 100 người trong một giờ cho phép bố trí vỉa hè có chiều rộng là 1,0 m.
3.5.3. Các vỉa hè tiếp giáp với mặt đường phải có bề mặt cao bằng mặt trên của hàng đá cấu tạo
lề đường và phải cao hơn mặt đường chỗ tiếp giáp nhỏ nhất là 0,15 m.
3.5.4. Đối với nhà không có vỉa hè, khi cần thoát nước dọc theo nhà bố trí rãnh thoát nước cách
tường nhà 1,0 m tính từ mép trong rãnh.
3.5.5. Chiều rộng đường xe đạp lấy nhỏ nhất bằng 1,5 m cho một làn xe và 2,5 m cho hai làn xe.
3.5.6. Khi thiết kế tổng mặt bằng nhất thiết phải có mặt bằng bố trí cây xanh cũng như giải pháp
bảo vệ môi trường. Diện tích trồng cây xanh nhỏ nhất bằng 15 % diện tích tổng mặt bằng.
Trên những dải đất không lát gạch hoặc không đổ bê tông phải trồng cỏ.
CHÚ THÍCH: Nếu mật độ cây xanh lớn hơn 50 % cho phép diện tích trồng cây xanh nhỏ nhất là
10 % diện tích khu đất.
3.5.7. Các cây xanh đã có trên tổng mặt bằng xí nghiệp cần được bảo vệ và tận dụng tối đa.
Cây xanh trồng trong xí nghiệp phải bảo đảm vệ sinh, có khả năng tồn tại dưới tác động của các
chất thải xí nghiệp.
CHÚ THÍCH: Không được trồng các loại cây sinh bụi dạng bông, sợi ở những khu vực có bố trí
phân xưởng, có quy trình sản xuất chính xác, trạm điện.
3.5.8. Nhà hành chính, phòng thí nghiệm, nhà ăn, phòng y tế… cần có dải cây xanh bảo vệ, chiều
rộng nhỏ nhất là 6,0 m.
Giữa các phân xưởng đòi hỏi chống ồn nên bố trí dải cây xanh, chiều rộng của dải cây xanh xác
định theo tính toán với từng trường hợp cụ thể.
3.5.9. Trên tổng mặt bằng phải có biện pháp bảo vệ mái đất dốc, chống xói mòn, lầy hóa, mặn
hóa, loang dầu, nhiễm bẩn nguồn nước.
3.5.10. Trên khu đất xí nghiệp phải bố trí địa điểm để chứa chất hữu cơ.
3.5.11. Phải bố trí hàng rào bao quanh khu đất của xí nghiệp. Hàng rào phải thỏa mãn các yêu
cầu về bảo vệ an toàn kỹ thuật và thẩm mĩ kiến trúc.
4. Bố trí mạng lưới kỹ thuật
4.1. Trong xí nghiệp công nghiệp phải thiết kế một hệ thống các mạng lưới kỹ thuật thống nhất và
được đặt trong các đường ống dẫn tập trung vào một tuyến kỹ thuật. Nếu bố trí riêng lẻ phải có
luận chứng kinh tế kỹ thuật.
4.2. Việc lựa chọn các phương án đặt các mạng lưới kỹ thuật (trên mặt đất, trên cao hoặc ngầm
dưới đất) phải tiến hành trên cơ sở tính toán kinh tế kỹ thuật và phải được cấp có thẩm quyền xét
duyệt.
4.3. Khi bố trí mạng lưới kỹ thuật cần nghiên cứu các vấn đề sau đây:
a) Đặt các mạng lưới khác nhau vào chung những đường ống dẫn hoặc đặt trên các giá đỡ bảo
đảm các yêu cầu về vệ sinh, phòng cháy chữa cháy và an toàn khi sử dụng.
b) Mặt bằng tổng hợp các mạng lưới, bảo đảm sự liên hệ thuận tiện giữa nhà và công trình.
4.4. Không được đặt các đường ống dẫn các khí độc, chất lỏng dễ bốc cháy, nhiên liệu lỏng của
mạng lưới bên ngoài nằm dưới công trình.
4.5. Mạng lưới kỹ thuật đặt ngầm
4.5.1. Các mạng lưới kỹ thuật ngầm phải đặt ngoài phạm vi mặt đường xe chạy. Cho phép đặt
ngầm mạng lưới kỹ thuật trong các đường hào, đường ống chính nằm dưới khu vực trồng cây
xanh và hè đường nhưng phải có luận chứng hợp lý và phải được cấp có thẩm quyền xét duyệt.
CHÚ THÍCH:
1. Chỉ cho phép đặt mạng lưới kỹ thuật dưới mặt đường xe chạy khi các phương án khác không
thể thực hiện được, trong trường hợp này phải có các biện pháp thích ứng.
2. Các ống thông gió, các nắp đề phòng sự cố, các lối vào và các bộ phận khác của đường hầm
phải đưa ra ngoài phạm vi mặt đường xe chạy.
3. Khi đặt trong đường hào, cho phép bố trí mạng lưới kỹ thuật trong phạm vi lề đường.
4.5.2. Cho phép mạng lưới kỹ thuật ngầm ở các vị trí sau:
– Trong các kênh dẫn một hướng trên đất không bị lún, sụt lở;
– Có lối vào nhà hoặc có vị trí giao nhau với các tuyến đường sắt. Chiều sâu đặt các kênh ngầm
phải lấy mức tối thiểu theo tính toán.
4.5.3. Trong các đường hầm có lối đi về một phía hoặc trong các đoạn đường ống chính, cho
phép đặt ống dẫn khí có áp suất nhỏ hơn 60 Pa cùng các đường ống dẫn khác và cáp thông tin
với điều kiện có thông gió.
4.5.4. Không được bố trí chung các loại đường ống sau đây trong cùng đường hầm hoặc trong
đường ống chính:
– Đường cáp điện lực và điện chiếu sáng với đường dẫn khí đốt;
– Đường ống dẫn nhiệt với đường ống dẫn chất lỏng dễ cháy và nhiên liệu lỏng;

admin

Call Now